Trang

Monday, June 22, 2015

Sản phẩm, hàng hóa trong OpenERP

Giới thiệu:
Trong việc quản lý công ty, một trong những việc quan tâm đầu tiên là sản phẩm, hàng hóa của công ty mình. Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về sản phẩm, hàng hóa trong OpenERP, và các thuộc tính của nó. Trong OpenERP, tất cả các nguyên vật liệu sản xuất, vật tư, bán thành phẩm,sản phẩm hoàn thiện,các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.. đều được xem như là sản phẩm, hàng hóa.

[IMG]


Hình 1: danh sách sản phẩm ở dạng List View

[IMG]

Hình 2: sản phẩm ở dạng Form View
  • Name
    • Name : tên của sản phẩm
  • Codes
    • Reference: tên gọi khác của sản phẩm hoặc mã sản phẩm
    • EAN13: mã vạch của sản phẩm
  • Characteristics
    • Can be sold : sản phẩm này có thể bán hay không ? Nếu chọn không thì lúc chọn hàng bán, sản phẩm này sẽ không hiện lên.
    • Can be purchased: có thể mua sản phẩm này hay không? Nếu chọn không thì lúc mua hàng, ta sẽ không thấy sản phẩm này trong ds hàng.
  • Information

[IMG]

Hình 3: thẻ Information,thiết lập 1 số thông tin chung về sản phẩm
    • Procurement:
      • Product type
        • Stockable Product : sản phẩm này có thể lưu trữ, cất giữ ở trong kho
        • Consumable : giống như Stockable Product, nhưng với số lượng không giới hạn, OpenERP sẽ xem như mặt hàng này luôn đủ số lượng để cung cấp cho khách hàng, sẽ không tự động sinh ra Đơn Mua Hàng hay Lệnh Sản Xuất để bổ sung số lượng trong kho.
        • Service: sản phẩm này là 1 dịch vụ.
    • Procurement Method:
      • Make to Stock: quyết định cách mà sản phẩm này được bổ sung vào kho, sản phẩm sẽ lấy trong kho ra, nếu số lượng sản phẩm không đủ để giao cho đơn hàng đặt, thì khi đó hệ thống sẽ tự sinh ra 1 đơn mua hàng (Purchase Order) hoặc 1 lệnh sản xuất dựa vào thiết lập phần Minimum Stock Rules.
      • Make to Order: khi có đơn đặt hàng có sản phẩm này được xác nhận thì hệ thống sẽ tự sinh ra 1 đơn mua hàng hoặc 1 lệnh sản xuất để đủ số lượng giao cho khách hàng.
    • Supply Method : phương thức cung ứng
      • Buy : mua hàng
      • Produce: tự sản xuất
    • Base Prices
      • Costing Method: phương thức tính giá
        • Standard Price: giá vốn cố định, và thường được tính lại vào 1 thời điểm nào đó (vd: cuối năm)
        • Average Price: giá vốn được tính lại mỗi lần nhập hàng
      • Cost price : giá mua
      • Sale Price : giá bán
      • Cost và Sale price là cơ sở để lập bảng giá (sẽ tìm hiểu thêm ở phần bảng giá)
    • Weights:
      • Volumns: thể tích m3
      • Gross Weight: khối lượng sau khi đóng gói (kg)
      • Net Weight: khối lượng thực (kg)
    • Status:
      • Category : sản phẩm này thuộc danh mục hàng nào
      • Status: trạng thái của sản phẩm: đang phát triển, bình thường, lỗi thời, hay không dùng nữa…
      • Product Manager: người quản lý, chịu trách nhiệm về sản phẩm này.
    • Stocks
      • Real stock: số lượng sản phẩm thực tế còn trong kho.
      • Virtual stock: số lượng sản phẩm lý thuyết còn trong kho: Virtual Stock = Real stock + số lượng hàng sắp nhập vào – số lượng hàng sắp xuất đi
      • Nút Update: trong thực tế sẽ xảy ra nhiều trường hợp làm cho số lượng hàng trong thực tế khác với số lượng trên chương trình do đó cần phải cập nhật lại cho số lượng trong ct = số lượng thực tế ở trong kho.
    • Lots
      • Track Manufacturing Stocks: sản phẩm này được sản xuất và theo dõi theo lô
      • Track Incoming Lots: sản phẩm này được nhập về theo lô
      • Track Outgoing Lots: sản phẩm này được xuất theo lô
    • Unit of Measure
      • Default Unit of Measure : đơn vị tính mặc định là gì ?
      • Purchase Unit of Measure: đơn vị tính khi mua, ví dụ: ta có thể mua hàng theo tấn, và tính theo kg
  • Procurement & Locations

[IMG]

Hình 4: Thẻ Procurement & Locations, các thiết lập về kho nằm ở đây
    • Delays
      • Customer Lead Time: Thời gian hẹn giao sản phẩm cho khach hàng
      • Manufacturing Lead Time: Thời gian để sản xuất sản phẩm này
      • Warranty (months): thời hạn bảo hành.
    • Storage Localisation: sản phẩm này được để ở chỗ nào
      • Rack: Ngăn
      • Rows: hàng
      • Case: kệ
    • Counter-Part Locations Properties
      • Procurement Location: kho đối ứng trong quá trình cung ứng sản phẩm, khi mà hệ thống chưa biết là nên Mua hay Sản Xuất thì sẽ dùng kho đối ứng mặc định là giá trị của kho Procurement Location này.
      • Production Location: kho đối ứng trong quá trình sản xuất sản phẩm
      • Inventory Location: kho đối ứng này thường dùng để làm khớp số lượng hàng giữa thực tế và chương trình.
    • Miscellaous
      • Active: thay vì xóa sản phẩm ra khỏi chương trình, ta sẽ ẩn nó đi
  • Suppliers

[IMG]

Hình 5: thẻ thiết lập Suppliers, liên quan tới các thông số về Nhà cung cấp sản phẩm này
    • 1 sản phẩm có thể có nhiều nhà cung cấp, đây sẽ là yếu tố giúp cho OpenERP tự động tạo phiếu mua hàng từ các nhà cung cấp mà ta tạo ra.
    • Supplier : nhà cung cấp nào
    • Sequence: độ ưu tiên, số càng nhỏ thì có độ ưu tiên càng cao
    • Supplier Product Name: nhà cung cấp này gọi sản phẩm này là gì
    • Supplier Product Code : nhà cung cấp đặt mã cho sản phẩm này là gì
    • Minimal Quantity: số lượng nhỏ nhất khi mua. Ví dụ nhà cung cấp chỉ bán sản phẩm này khi mua với sl > 100 đơn vị
    • Supplier UoM: đơn vị tính khi mua sản phẩm này của nhà cung cấp
    • Delivery Lead Time: thời gian sẽ nhận được hàng sau khi đặt hàng từ nhà cung cấp
    • Pricelist : chỉ ra số lượng và đơn giá, được dùng để tạo bảng giá
    • Descriptions: mô tả, chú thích kèm theo
  • Description: các ghi chú về sản phẩm này


Hình 6: thẻ Descriptions, các mô tả về sản phẩm, lưu ý khi mua, bán sản phẩm này
  • Packaging

[IMG]

Hình 7: thẻ Packing của sản phẩm, liên quan tới các thiết lập về quy cách đóng góp
    • Sản phẩm này có được đóng gói hay không? Quy cách đóng gói? Bao nhiêu sản phẩm được đóng thành 1 gói.
  • Accounting:

[IMG]

Hình 8: thẻ Accounting, các thiết lập kế toán nằm ở đây
    • Sale Properties:
      • Income Account: tài khoản thay thế cho tài khoản bán hàng mặc định được thiết lập trong Nhật Kí Bán Hàng
      • Sale Taxes: Thuế khi bán
    • Purchase Properties:
      • Expense Account: tài khoản thay thế cho tài khoản mua hàng mặc định được thiết lập trong Nhật Kí Mua Hàng
      • Purchase Taxes: Các loại thuế phải chịu khi mua sản phẩm này
Tài liệu tham khảo:
http://doc.openerp.com
http://doc.openerp.com/v6.0/book/1/1_2_Guided_Tour/1_2_Guided_Tour_openerp.html#products
http://doc.openerp.com/v6.0/book/5/5_14_Stock/5_14_Stock_mvts.html#receipt-of-a-supplier-order-by-product

***********************************************************************************************

POS là gì ?

Thời gian gần đây mình nghe cũng khá nhiều về các hệ thống POS . Vậy POS là gì ? Nó hoạt động trong các lĩnh vực nào ? POS có những tính năng gì và mang lợi ích gì cho người sử dụng 

Trả lời :
POS - Point Of Sale / Point Of Services , là nơi thực hiện các giao dịch bán lẻ giữa người mua và người bán trong 1 thời gian ngắn . Mình có thể thấy đa số ở các siêu thị , nhà hàng , khách sạn , các cửa hàng bán lẻ ,....
Hệ thống POS - POS System : được hiểu đơn giản là 1 hệ thống phần cứng và phần mềm hỗ trợ cho các giao dịch bán lẻ
Các tính năng của POS mình có thể liệt kê như sau :

  • Thao tác bán hàng thuận tiện, nhanh chóng, giảm thiểu sai sót
  • In ấn hóa đơn bán hàng trực tiếp, GTGT, đẹp và chuyên nghiệp
  • Quản lý giá của từng sản phẩm và các khoản chiết khấu, giảm giá...
  • Theo dõi hàng tồn kho
  • Quản lý hàng nhập mua, giá vốn.
  • In ấn mã vạch
  • Số lượng nhóm hàng , mặt hàng không bị hạn chế
  • Báo cáo doanh thu, lãi lỗ theo từng mặt hàng
  • Quản lý hàng nhập mua, giá vốn.
  • Theo dõi quỹ tiền mặt: thu chi tại quầy
  • Chiết khấu , giảm % tiền
  • .....

 

No comments:

Post a Comment