Trang

Monday, June 22, 2015

Phân tích phân hệ quản lý bán hàng

1.1.1 Tổng quan
Là một trong những phân hệ cơ bản của OpenERP.
Mục đích chính của phân hệ này là theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện bán hàng: đi từ khâu chào hàng đến giao hàng và tạo lập hóa đơn.
Tích hợp quản lý điểm bán hàng (POS) và các dịch vụ thương mại điện tử, B2B, B2C.
1.1.2 Chức năng
Quản lý toàn bộ đơn chào hàng, báo giá cho khách hàng và tiến trình thanh toán hóa đơn, giao hàng.
Quản lý được giá bán, hình thức bán hàng, hoạt động khuyến mãi, chính sách giao hàng.
Hỗ trợ việc đổi/ trả hàng.
Tích hợp được với chức năng quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm (về nhà cung cấp, bảng giá, giá mua, giá bán, thuế,…).
Tích hợp được với phân hệ kế toán phân tích lợi nhuận và các hiệu quả về hoạt động kinh doanh theo tháng, theo quý, theo năm.
1.1.3 Cấu trúc
Các trường dữ liệu chính trong 1 Sales Order:
Order Reference: mã đơn bán hàng, mã này tự động tăng, có thể thay đổi quy tắc tăng theo ý muốn. 
Ordered Date: ngày đặt hàng.
Shop: cửa hàng bán hàng, ta phải thiết lập mục này để hệ thống biết để trừ số lượng hàng ở trong kho tương ứng. 
Customer Reference: chứng từ bán hàng với khách hàng.
Paid: cho biết đơn hàng đã được thanh toán xong hay chưa. 
Delivered: cho biết đơn hàng đã được giao xong hết chưa.

Các thẻ, trường và ý nghĩa:
Sale Order
Customer: Bán hàng cho ai
Ordering Contact: Địa chỉ liên lạc mà ta đã thiết lập cho khách hàng, tự động điền khi ta chọn khách hàng
Invoice Address: Địa chỉ giao hóa đơn
Shipping Address: Địa chỉ giao hàng
Pricelist: Bảng giá áp dụng cho khách hàng này
Analytic Account: Tài khoản quản trị
Sale Order Line
Order Line
Product: Bán sản phẩm, hàng hóa gì
Quantity (UoM): Số lượng bán dựa vào đơn vị tính là bao nhiêu
Quantity (UoS): Số lượng bán dựa vào đơn vị bán
Unit of Measure: đơn vị tính
Packaging: Sản phẩm, hàng hóa này được đóng gói như thế nào
Description: Mô tả cho dòng đơn hàng
Unit Price: Đơn giá bán là bao nhiêu
Discount (%): % chiết khấu
Procurement Method: Phương thức cung ứng là gì, mục đích để tạo cung ứng tự động trong hệ thống
From Stock: hệ thống sẽ trừ số lượng hàng trong kho.
From Order: hệ thống sẽ tự động đặt hàng dựa vào cách mà ta cấu hình sẵn
Delivery Lead Time: Thời gian giao hàng là bao nhiêu ngày
Taxes: Thuế suất là bao nhiêu
Extra Info
Weight: Cân nặng
Allotment Partner: Bên vận chuyển là ai
Properties: Thuộc tính
Notes: Chú thích cho dòng đơn hàng này
History
Invoice Lines: Các dòng hóa đơn liên quan tới dòng đơn hàng này
Stock Moves: Các dòng dịch chuyển hàng hóa liên quan tới đơn hàng này
Other Information
Logistics
Incoterm: Các điều khoản thương mại quốc tế
Picking Policy: Giao hàng
Shipping Policy: Chính sách giao hàng
Invoice on: Số lượng hàng trên hóa đơn dựa vào
References
Salesman: Nhân viên bán hàng là ai
Source Document: Các chứng từ gốc liên quan tới đơn hàng này
Conditions
Payment Term: Phương thức thanh toán
Fiscal Position: Vị thế tài chính
Dates
Creation Date: Ngày giờ tạo đơn hàng
Confirmation Date: Ngày giờ xác nhận đơn hàng
Notes: Chú thích về đơn hàng
History

Invoices: Các hóa đơn liên quan tới đơn hàng này


Packings: Các phiếu nhập kho, xuất kho liên quan tới đơn hàng này

1.1.4 Hoạt động
Một quy trình bán hàng chuẩn thông thường bắt đầu từ khi có đơn bán hàng hoặc hợp đồng bán hàng cho đến quá trình xuất kho, giao hàng, thu tiền của khách hàng.
a. Chào hàng
Tạo một đơn chào hàng mới: vào Sales -> Sales -> Sales Order -> New.
Điền thông tin cần thiết vào đơn.
Điền thông tin khách hàng trong thẻ Sales Order.
1.png 
Hình 2. 1 - Sales Orders
Điền chi tiết thông tin sản phẩm cần bán trong Sales Order Lines. 
2.png 
Hình 2. 2 - Sales Order Line
ØĐiền thông tin về hình thức đóng gói sản phẩm, chính sách giao hàng, người bán hàng, … trong thẻ Other Information.
3.png 
Hình 2. 3 - Các thông tin khác trên Sale Order

b. Giao hàng
v Một đơn chào hàng nếu được xác nhận bởi khách hàng, OpenERP sẽ tự động sinh ra phiếu xuất kho hoặc hóa đơn (ở trạng thái Draft) tùy thuộc vào chính sách giao hàng (Shipping Policy) được chọn.
ØPayment Before Delivery: Khi đơn chào hàng được xác nhận, hóa đơn bán hàng được tự động tạo ra, nếu thanh toán xong hóa đơn này thì một phiếu xuất kho sẽ được tự động tạo ra.
ØShipping & Manual Invoice: Khi đơn chào hàng được xác nhận, phiếu xuất kho được tự động tạo ra, ta phải tự tạo hóa đơn (Chọn nút Create Final Invoice).
ØInvoice On Order After Delivery: Khi đơn chào hàng được xác nhận, phiếu xuất kho được tự động tạo ra, sau khi hoàn thành việc xuất kho thì một hóa đơn bán hàng tự động được sinh ra.
ØInvoice From The Picking: Khi đơn chào hàng được xác nhận, , phiếu xuất kho được tự động tạo ra, trong phiếu xuất kho này có nút Create Invoice để ta tạo hóa đơn.
v Quá trình xuất sản phẩm ra khỏi kho và giao cho khách hàng do bên kho quản lý.
ØPhiếu xuất kho được tự động sinh ra ở trạng thái xác nhận.
4.png 
Hình 2. 4 – Danh sách các phiếu xuất kho được tạo
ØXử lý phiếu xuất kho.
5.png 
Hình 2. 5 - Xử lý phiếu xuất kho
ØXác nhận bước cuối cùng để xuất hàng khỏi kho và giao hàng cho đơn hàng
6.png 
Hình 2. 6 - Xác nhận xuất kho
c. Thanh toán hóa đơn
v Hóa đơn có thể được thanh toán khi đơn chào hàng được xác nhận bởi khách hàng hoặc sau khi đã được giao hàng.
v Hóa đơn được sinh ra ở trạng thái Draft (chưa được xác nhận).
7.png 
Hình 2. 7 - Hóa đơn được sinh ra
v Thanh toán hóa đơn:
ØChọn Validate để xác nhận lại hóa đơn thanh toán (chưa trả tiền).
ØChọn Pro – forma: đưa hóa đơn về trạng thái không cần thanh toán (hóa đơn chiếu lệ: chỉ rõ giá cả và đặc điểm sản phẩm).
8.png 
Hình 2. 8 - Xử lý hóa đơn
v Thanh toán: 
ØChọn Payment để trả tiền cho hóa đơn.
ØChọn Refund trong trường hợp muốn hoàn lại hóa đơn.
9.png 
Hình 2. 9 - Thanh toán hóa đơn
v Một hóa đơn được hoàn thành (trạng thái Done) khi được thanh toán tiền và giao hàng cho khách hàng.
<còn nữa>
--- merged: 2/2/13 lúc 8:23 AM ---
Chính sách khuyến mãi cho khách hàng
v Trong chiến dịch kinh doanh, để thu hút khách hàng và tạo lập mối quan hệ gắn bó hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách khuyến mãi cho khách hàng của mình.
v Để OpenERP có thể thực hiện được công việc này, ta cài đặt thêm module sale_promotion. Có thể download module này tại
http://apps.openerp.com/addon/1093?filter={%22order_by%22%3A+%22click_counter+desc%22%2C+%22text_search%22%3A+%22sale_promotion%22}&page=0
v Để đưa ra chính sách khuyến mãi, sử dụng Sales -> Configuration -> Sales -> Promotion Rules
10.png 
Hình 2. 10 - Tạo chính sách khuyến mãi
ØTrong đó:
ü Shop: chính sách này sẽ áp dụng tại cửa hàng nào.
ü Coupon code: Mã chính sách, dùng để áp dụng trên đơn hàng.
ü Application Period: khoảng thời gian chính sách khuyến mãi này có hiệu lực.
ü Attribute: thuộc tính áp dụng khuyến mãi.
ü Value: mức áp dụng.
ü Comparator: so sánh attribute và value. Nếu thỏa điều kiện thì thực hiện khuyến mãi.
v Áp cách thức khuyến mãi vào chính sách khuyến mãi này trong thẻ Actions
11.jpg 
Hình 2. 11 - Định nghĩa cách thức khuyến mãi
Lựa chọn những khách hàng được hưởng chính sách này trong thẻ Partner Categories
12.jpg 
Hình 2. 12 - Chọn đối tượng được hưởng chính sách khuyến mãi
e. Áp dụng khuyến mãi cho khách hàng
v Sau khi đưa ra được các chính sách khuyến mãi, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khuyến mãi đối với khách hàng. Doanh nghiệp xúc tiến việc này thông qua SaleOrder. Trong thẻ Other Information trên Sale Order, thêm mã chính sách khuyến mãi sẽ áp dụng cho đơn hàng này.
13.jpg 
Hình 2. 13 - Áp dụng chính sách khuyến mãi lên đơn hàng
v Sau đó, thực hiện khuyến mãi này cho đơn hàng bằng cách nhấn nút Apply Promotion.
14.jpg 
Hình 2. 14 - Thực hiện chính sách
v Sau khi đã áp dụng chính sách khuyến mãi, ta được:
14.png 
Hình 2. 15 - Kết quả sau khi thực hiện khuyến mãi

Đây là những tính năng mà phân hệ quản lý bán hàng của openERP cung cấp. Nếu có những tính năng nào khác chưa được đề cập hoặc là phân tích không đúng,.. mọi người góp ý thêm nhé.
Cảm ơn mọi người.

No comments:

Post a Comment