Trang

Monday, June 22, 2015

Mua hàng trong OpenERP

Giới thiệu
Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cách tạo đơn mua hàng trong OpenERP, và giải thích các trường dữ liệu có trong đơn mua hàng.
Cách tạo đơn mua hàng
Nhân viên mua hàng sẽ tạo đơn mua hàng từ các bảng báo giá của nhà cung cấp. Các bước tiến hành như sau:
Nhấn vào Purchase => Purchase Orders để hiển thị danh sách các đơn mua hàng.
[IMG]
Hình 1: Menu Đơn Mua Hàng
[IMG]
Hình 2: Danh sách Đơn Mua Hàng
Nhấn Mới để tạo 1 đơn mua hàng.
Để tạo 1 đơn mua hàng mới, ít nhất ta phải biết 1 số thông tin cơ bản sau: mua hàng từ ai? Mua cái gì? Số lượng bao nhiêu? Giá cả như thế nào? Có giảm giá hay không? Ngày giao hàng là ngày nào?…
Các trường dữ liệu trong đơn mua hàng
[IMG]
Hình 3: Đơn Mua Hàng ở dạng biểu mẫu
  • Thông tin chính
    • Order Reference : mã đơn mua hàng, tự động tăng theo quy cách mà ta đã đặt (Xem thêm tại đây).
    • Warehouse: mua hàng về nhập vào kho(Warehouse) nào?
    • Date Ordered: ngày tạo đơn mua hàng, mặc định là ngày hiện tại
    • Supplier Reference: mã đơn hàng của nhà cung cấp
    • Invoiced & Paid : đã tạo hóa đơn và thanh toán xong hay chưa?
    • Received: đã nhận đủ hết hàng hay chưa?
    • Thẻ Purchase Order
      • Supplier: mua hàng từ nhà cung cấp nào?
      • Address: địa chỉ của nhà cung cấp (sẽ tự động chọn khi ta chọn Supplier)
      • Pricelist: bảng giá mua hàng (sẽ tự động chọn khi ta chọn Supplier,xem bài thêm bài viết về pricelist tại đây)
      • Source Document: chứng từ gốc
      • Purchase Order Lines: chi tiết đơn mua hàng, nhấn vào nút Tạo mới cho Purchase Order Line
[IMG]
Hình 4: Tạo chi tiết đơn hàng
    • Product: chọn mua sản phẩm nào
    • Quantity: số lượng là bao nhiêu
    • Product UoM: đơn vị tính của sản phẩm (tự động điền khi ta chọn sản phẩm)
    • Scheduled Date: dự định ngày nhận hàng
    • Unit Price: đơn giá (OpenERP sẽ dựa vào bảng giá mà ta đã chọn ở trên để tính giá), ta cũng có thể thay đổi nếu muốn
    • Taxes: các loại thuế của mặt hàng này (tự động điền khi ta chọn sản phẩm)
[IMG]
Hình 5: Đơn mua hàng
  • Thẻ Delivery & Invoicing
[IMG]
Hình 6: Thẻ Delivery & Invoicing
    • Delivery
      • Destionation Address: nơi sẽ nhận hàng
      • Expected Date: ngày nhận hàng, sẽ lấy ngày giao hàng dự kiến nhỏ nhất trong chi tiết đơn mua hàng, hoặc ta có thể chọn ngày mà ta muốn.
      • Destionation: hàng mua về sẽ được nhập vào vị trí kho nào (Location), giá trị này sẽ được tự động điền khi ta chọn Kho (Warehouse) ở trên, hoặc khi ta chọn Destionation Address. Nếu bạn chọn Destionation Address là địa chỉ của 1 khách hàng của bạn, thì Destionation sẽ là Kho khách hàng (Customer Location)
    • Invoice Control
      • Invoicing Control
        • Manual : bạn phải tự tạo hóa đơn mua hàng bằng tay
        • From Order: tự động sinh ra 1 hóa đơn với thông tin giống như trên đơn mua hàng ngay sau khi đơn hàng này được xác nhận (From Order là giá trị mặc định của Invoice Control)
        • From Picking: hóa đơn mua hàng sẽ được tạo ra bởi người giữ kho lúc nhận hàng
    • Purchase Control
      • Validated by: đơn mua hàng này do ai xác nhận
      • Date Approved: ngày xác nhận
    • Invoices: Các hóa đơn liên quan tới đơn mua hàng này
  • Thẻ Notes
[IMG]
Hình 7: Thẻ Notes
    • Một số thông tin ghi chú về đơn đặt hàng này
Sau khi tạo xong đơn mua hàng, đến lượt người quản lý sẽ xác nhận đơn mua hàng này bằng cách nhấn nút Convert to Purchase Order, lúc đó hệ thống sẽ tự động sinh ra 1 phiếu nhập hàng, hóa đơn sẽ được tạo tự động lúc này hay không phụ thuộc vào tùy chọn phương thức tạo hóa đơn như đã nói ở trên.
[IMG]
Hình 8: Xác nhận đơn mua hàng


P/S: Do bài này mình viết khá lâu + mình lỡ xóa mất database cũ, nên các hình trên chỉ có tính chất minh họa, 1 số thông tin trên các hình sẽ không khớp với nhau. Nếu có gì góp ý xin các bạn gửi email cho mình tại:mokepigu@gmail.com. Xin cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
http://doc.openerp.com/v6.0/contents.html#contents-link

No comments:

Post a Comment