Chuyên gia Scott Boyd cho rằng có nhiều nhân tố bên trong, bên ngoài tác động đến đồng USD. Đó là nguy cơ của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và khả năng tạo việc làm tại thị trường lớn nhất thế giới này. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù kinh tế toàn cầu đã được cải thiện trong năm 2010, nhưng châu Âu vẫn chịu nhiều sức ép và không nhà đầu tư nào muốn giữ đồng euro vào lúc này vì sợ rằng nếu một làn sóng tin đồn về phá sản lại nổ ra thì giá trị của đồng tiền này so với đồng USD sẽ còn thấp hơn mức của tháng 6/2010 (mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua), khi kinh tế Hy Lạp gần như sụp đổ. Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư, bao gồm các cá nhân và cả các ngân hàng trung ương chọn bến đỗ an toàn hơn là đồng USD. Hiện tại, Trung Quốc và Nga đang nắm khối tài sản của Mỹ trị giá gần 2.000 tỷ USD.
Ông Boyd cho biết ngoài rủi ro đến từ châu Âu, một số yếu tố trong nước Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị của đồng USD trong 12 tháng tới. Các nhà phân tích tài chính của Mỹ nhận định lãi suất ngân hàng từ 0-0,25% mà FED áp dụng để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng sẽ vẫn có hiệu lực trong năm 2011, có thể là cả năm. Ngoài việc áp dụng lãi suất thấp kỷ lục, FED vừa mới bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng bằng cách mua tài sản do các ngân hàng nắm giữ trị giá 600 tỷ USD để tăng nguồn cung tiền mặt cho nền kinh tế. Ông Boyd cũng dự báo rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra thêm nhiều biện pháp mới sau chương trình nói trên. Lãi suất thấp và tính thanh khoản tăng sẽ tạo thành làn sóng cho vay của ngân hàng và chi tiêu mạnh của người tiêu dùng.
Theo chuyên gia Boyd, yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới "trò chơi USD" là việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2010 tăng lên 9,8%, thấp hơn viễn cảnh xấu nhất mà FED dự báo từ đầu năm 2010, song vẫn ảnh hưởng tiêu cực tới sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Theo chuyên gia Boyd, yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới "trò chơi USD" là việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2010 tăng lên 9,8%, thấp hơn viễn cảnh xấu nhất mà FED dự báo từ đầu năm 2010, song vẫn ảnh hưởng tiêu cực tới sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, vào giai đoạn bất ổn về tài chính, việc chọn đồng USD làm nơi trú ẩn vẫn là cách nhiều người lựa chọn. Nhu cầu tăng sẽ là nguồn hỗ trợ bổ sung để giá đồng USD tăng trong năm 2011. Xem ra, hy vọng này có vẻ khả quan hơn so với năm 2010.
USD nâng các mức tăng trong ngày giao dịch hôm qua, ghi nhận mức tăng 1% so vớiEUR và JPY sau khi dữ liệu cho thấy sức tăng mạnh trong hoạt động tuyển nhân sự trong tháng rồi, củng cố thêm cho niềm lạc quan về viễn cảnh kinh tế khả quan.
ReplyDeleteTuy nhiên, các chiến lược gia tiền tệ nói rằng các mức tăng gần đây của USD có thể chỉ mong manh trước khi công bố báo cáo việc làm vào thứ Sáu tuần này.
USD index, chỉ số dùng để đánh giá sức mạnh của USD so với các đồng tiền chính khác trong rổ tiền tệ, tăng lên 80.246 điểm từ mức quanh 79.433 của cuối phiên Bắc Mỹ hôm thứ Ba.
EUR/USD giảm còn 1.3153 từ mức 1.3305. So với JPY, USD tăng lên 83.26 JPY từ mức 82 của hôm thứ Ba.
GBP/USD được giao dịch quanh 1.5498, giảm 0.5% so với mức đóng cửa của hôm trước.
Báo cáo bảng lương ADP hôm qua cho thấy mức tăng 297K trong tháng 12 trong khi dự báo chỉ là mức tăng 101K. Tuy nhiên, các chiến lược gia đã lưu ý dữ liệu ADP không đem lại một thông điệp đáng tin cậy về bảng lương phi chính thức của chính phủ vào thứ Sáu tuần này.
Chỉ số của Viện quản lý nguồn cung về lĩnh vực dịch vụ cũng được công bố với con số khả quan hơn kỳ vọng là mức 57.1 so với dự báo là 55.6 và báo cáo trước đó là mức 55.0.