Trang

Friday, January 21, 2011

"Nỗi ác mộng" của nền kinh tế toàn cầu năm 2011

Tạp chí Tài chính Toàn cầu (Mỹ) ngày 20/1 đưa ra một số kịch bản có thể đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khác. Dưới đây là 12 kịch bản có thể dẫn đến sự sụp đổ kinh tế mà thế giới có thể chứng kiến trong năm 2011.

1. Mỹ có thể rơi vào khủng hoảng lớn bất cứ lúc nàoTrung Quốc cho rằng mọi thứ hiện đang tốt đẹp, nhưng nhiều nhà phân tích lo ngại những gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc bỗng nhiên quyết định bán hạ giá tất cả khoản nợ mà họ đang nắm của Mỹ. Hiện nay biện pháp duy nhất để duy trì sự tồn tại của hệ thống tài chính Mỹ là vay mượn khối lượng tiền khổng lồ với mức lãi suất cực thấp. Nếu cách làm đó bị đảo lộn, nó có thể gây hậu quả ghê gớm cho toàn bộ hệ thống tài chính thế giới.

2. Mối đe dọa đối với hệ thống tài chính toàn cầuThực tế chính sách QE2 (nới lỏng định lượng) của Mỹ đang gây phản tác dụng. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Ben Bernanke khẳng định mục đích chủ yếu của QE2 là nhằm giảm lãi suất, nhưng trái lại QE2 làm cho lãi suất ngày càng tăng.

3. Quả bóng nợ của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu có thể tan vỡ bất cứ lúc nàoĐiều này sẽ đẩy thế giới vào rối loạn. Một báo cáo mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết tổng số các khoản nợ trên thế giới đã tăng từ 57.000 tỷ USD năm 2000 lên 109.000 tỷ USD năm 2009. Hiện nay thế giới cần nợ thêm 100.000 tỷ USD nữa để hỗ trợ "tăng trưởng kinh tế" trong thập kỷ tới. Vậy "nền kinh tế toàn cầu" mới sẽ hoạt động ra sao nếu thế giới tiếp tục tăng gấp đôi tổng số nợ mỗi thập kỷ?

4. Hậu quả của việc bơm tiền vào nền kinh tế MỹKhi Chính phủ và Ngân hàng Dự trữ Liên bang tiếp tục bơm khối lượng lớn USD vào nền kinh tế, Mỹ có thể gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Thực tế, người Mỹ bắt đầu chứng kiến lạm phát tăng. Theo kết quả của một nghiên cứu mới, trong 20 năm qua học phí trong các trường đại học ở Mỹ đã tăng 286%; các khoản viện phí, nghỉ dưỡng và các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tăng 269%.

5. Nguy cơ lạm phát từ giá dầuMột trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát toàn cầu năm 2011 có thể là giá dầu. Hiện nay đa số các nhà kinh tế cho rằng giá dầu có thể vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong năm 2011. Nếu điều đó xảy ra, giá của tất cả các loại hàng hóa khác trong nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu sức ép rất lớn. Thực tế cho thấy giá dầu càng cao, mức tăng trưởng của nền kinh tế càng giảm.

6. Lạm phát lương thựcLạm phát lượng thực đang trở nên tồi tệ ở một số khu vực trên thế giới, từ đó gây ra nhiều vụ bạo động lương thực ở các nước như Tunisia và Algeria. Nhiều báo cáo cho biết người dân Trung Đông đang tự đẩy họ vào cuộc chiến tranh như một biện pháp để thu hút sự chú ý của thế giới.

7. Khan hiếm vàng bạc
Có nhiều tin đồn tình trạng khan hiếm vàng bạc trên thế giới sẽ diễn ra nghiêm trọng. Nhưng thực tế nhu cầu kim loại quý chưa bao giờ cao hơn. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm cách tung ra các kim loại quý của họ? Điều gì sẽ xảy ra khi "vàng giấy' và "bạc giấy" được bán ra nhiều hơn?

8. Tình trạng bi đát của thị trường bất động sản MỹNgành xây dựng nhà ở có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái nữa bất cứ lúc nào. Thị trường bất động sản Mỹ đang tràn ngập nhà ở mà không có người mua. Nguồn cung cấp nhà ở quá lớn nghĩa là việc xây dựng nhà mới giảm mạnh. Năm 2010, toàn nước Mỹ chỉ xây dựng 703.000 ngôi nhà mới - con số thấp kỷ lục và giảm 17% so với mức kỷ lục năm 2009.

9. Thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnhThời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh có thể biến năm 2011 trở thành năm ác mộng cho các nhà sản xuất nông nghiệp. Mùa đông này, người Mỹ chứng kiến rất nhiều kỷ lục mới về thời tiết lạnh giá và mưa tuyết trên khắp đất nước.

10. Cuộc khủng hoảng trái phiếu của các nướcKhủng hoảng trái phiếu của các nước có thể diễn ra nghiêm trọng bất cứ thời điểm nào. Các nhà đầu tư đang ra tay cứu vớt các loại trái phiếu. Hiện nay khoản nợ của *** bang và khu vực ở Mỹ chiếm 22% GDP cả nước. Nhà phân tích ngân hàng Meredith Whitney khẳng định cuộc khủng hoảng trái phiếu chính phủ mà Mỹ đang đối mặt là mối đe dọa lớn cho hệ thống tài chính của nước này. Cựu thị trưởng Los Angeles, Richard Riordan, cảnh báo 90% các bang và thành phố ở Mỹ có thể phá sản trong 5 năm tới.

11. Nguy cơ bùng nổ bong bóng USDTất nhiên mối nguy hiểm hàng đầu hiện nay là quả bóng USD quá lớn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Hiện nay hầu hết tiền bạc ở Phố Wall không được tạo ra bằng các khoản đầu tư vào công việc kinh doanh sinh lời mà được tạo ra từ các sòng bạc. Thật đáng sợ, ở thời điểm nào đó các sòng bạc sẽ đổ vỡ và cuộc chơi sẽ kết thúc.

12. Chiến tranhThách thức lớn nhất trong mọi thách thức là chiến tranh. Năm 2010, bán đảo Triều Tiên tiến gần đến chiến tranh hơn bất cứ khi nào trong nhiều thập kỷ. Trung Đông có thể bùng nổ chiến tranh bất cứ lúc nào. Chúng ta đang sống trong một thế giới - nơi một vũ khí có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố trong giây lát. Bất cứ cuộc chiến tranh lớn hay nhỏ đều có thể đẩy toàn bộ nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng rối loạn hoàn toàn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Thursday, January 13, 2011

Chủ tịch FED cảnh báo thất nghiệp sẽ vẫn dai dẳng bất chấp kinh tế Mỹ tăng trưởng

Chủ tịch FED cảnh báo thất nghiệp sẽ vẫn dai dẳng bất chấp kinh tế Mỹ tăng trưởng Ông dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay không đủ mạnh để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đều đặn như các nhà hoạch định chính sách kinh tế mong muốn.
Ngày thứ Năm, ông Ben Bernanke, chủ tịch FED, cho rằng triển vọng kinh tế Mỹ đã sáng sủa hơn tuy nhiên ông cảnh báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay không đủ mạnh để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đều đặn như các nhà hoạch định chính sách kinh tế mong muốn.
Trong một sự kiện do Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) tổ chức, ông nói: "Chúng ta đang nhìn thấy kinh tế tăng trưởng mạnh hơn. Vài tháng qua, kinh tế thật sự tốt lên. Chúng ta tin rằng kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng từ 3 đến 4% trong năm 2011. Tỷ lệ tăng trưởng trên chưa đủ để giảm tỷ lệ thất nghiệp như chúng ta mong muốn thế nhưng tất nhiên vẫn đáng vui mừng khi nhìn thấy kinh tế tăng trưởng và doanh nghiệp có doanh thu cao hơn."
Dự báo của ông Bernanke cho thấy trong quan sát của các nhà hoạch định chính sách kinh tế, triển vọng kinh tế Mỹ đã cải thiện từ tháng 11/2010 và FED dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng từ 3 đến 3,6%.
FED vào tháng 11/2010 đã công bố chương trình 600 tỷ USD mua trái phiếu để kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Từ đó đến nay, thông tin từ doanh số bán lẻ cho đến thương mại đều cho thấy kinh tế Mỹ đã hồi phục tốt hơn và đánh giá của ông Bernanke cũng lạc quan hơn.
Tuần trước, ông phát biểu trước Quốc hội rằng rõ ràng kinh tế Mỹ đang phục hồi ổn định hơn.
Tuy nhiên thông tin kinh tế công bố ngày thứ Năm không khỏi khiến người ta lo lắng về đà phục hồi kinh tế. Số lượng người thất nghiệp lần đầu trong tuần qua lên mức cao nhất từ tháng 10/2010, chỉ số giá sản xuất tăng trong tháng 12/2010.
Những lo lắng về khung thắt chặt điều tiết của chính phủ đã ảnh hưởng xấu đến tín dụng ngân hàng. Ông Bernanke cho rằng những quy định mới được thực thi đặt mục tiêu đảm bảo nhóm ngân hàng lớn nhất không tiềm ẩn rủi ro lớn đối với hệ thống tài chính.
Theo Reuters

Vàng giao ngay sụt giảm do lo ngại nợ công châu Âu dịu bớt

Vàng giao ngay giảm giá sau khi các nước khu vực châu Âu tổ chức đấu giá thành công trái phiếu chính phủ và chủ tịch FED có nhiều nhận định tích cực về kinh tế Mỹ.
Vàng giao ngay sụt giảm do lo ngại nợ công châu Âu dịu bớt
Biến động giá vàng 24h qua. Nguồn: Kitco.
Vàng giao ngay lúc 5:50 sáng nay đứng ở mức 1.372,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao tháng 2 tăng 1,2 USD lên 1.387 USD/ounce.
Đầu phiên đêm qua, giá vàng tăng mạnh lên 1.392,80 USD/ounce sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ tăng cao nhất trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, ngay sau đó vàng giảm mạnh khi Chủ tịch FED, Bernanke, có những nhận định tích cực về kinh tế Mỹ. Đồng thời, theo các nhà phân tích, sau 3 ngày tăng vừa qua, vàng dường như ''đuối sức" nên đã giảm giá trở lại.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đang nỗ lực đưa ra 1 gói các giải pháp mới chống lại khủng hoảng nợ. Các phiên đấu giá trái phiếu chính phủ của khu vực euro đều thành công. Việc này góp phần làm giảm cầu đối với vàng để bảo toàn tài sản.
Khối lượng giao dịch trên COMEX cao hơn mức trung bình 30 ngày 1/3 lần.
Bất chấp việc giá vàng giao ngay sụt giảm mạnh trong đêm qua, cơ quan tư vấn GFMS cho rằng, vàng có thể tăng lên mức cao kỷ lục 1.600 USD/ounce cuối năm nay hoặc đầu năm 2012.
Chủ tịch của GFMS Philip Klapwijk cho rằng khủng hoảng nợ công châu Âu có thể lan đến Mỹ do nền kinh tế lớn nhất thế giới sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng và đang có thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Trong khi đó, dầu giảm giá đêm qua khi số đơn xin trợ cấp việc làm cao hơn dự tính và triển vọng OPEC có thể tăng sản lượng khi giá dầu vượt 100 USD/thùng.
Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 tại Mỹ giảm 46 cent xuống 91,4 USD/thùng. Dầu Brent London giảm 6 cent xuống 98,6 USD/thùng.
NHDMoney

Tuesday, January 11, 2011

Chiến Lược FOREXYARD Trong Ngày.


EUR/USD Intraday: Turning Up.

Update On Supports And Resistances. ( 12/01/2011 02:46 )

EUR/USD intraday: turning up.

AUD/USD Intraday: The Downside Prevails.

Update On Supports And Resistances. ( 12/01/2011 00:58 )
AUD/USD intraday: the downside prevails.

USD/JPY Intraday: The Bias Remains Bullish.

Update On Supports And Resistances. ( 12/01/2011 00:38 )
USD/JPY intraday: the bias remains bullish.

GBP/USD Intraday: Caution.

Update On Supports And Resistances. ( 12/01/2011 00:36 )
GBP/USD intraday: caution.

GOLD (Spot) Intraday: The Bias Remains Bullish.

Update On Supports And Resistances. ( 11/01/2011 13:39 )
GOLD (Spot) intraday: the bias remains bullish.

SILVER (Spot) Intraday: The Downside Prevails.

Update On Supports And Resistances. ( 11/01/2011 13:37 )
SILVER (Spot) intraday: the downside prevails.

Lịch Công Bố Thông Tin Của Các Chỉ Số Kinh Tế Trong Ngày.


DateTime & Date Options9:11pmCurrencyImpactDetailActualForecastPreviousChart









Thu
Jan 13
1:00amJPY
Prelim Machine Tool Orders y/y
63.5%
104.2%
1:30amEUR
French CPI m/m
0.5%
0.4%
0.1%
Up Next 2:00amEUR
German WPI m/m
0.6%
0.7%
4:30amGBP
Manufacturing Production m/m
0.5%
0.6%
4:30amGBP
Industrial Production m/m
0.5%
-0.2%
7:00amGBP
Asset Purchase Facility
200B
200B
TentativeGBP
MPC Rate Statement
7:00amGBP
Official Bank Rate
0.50%
0.50%
7:45amEUR
Minimum Bid Rate
1.00%
1.00%
8:30amCAD
Trade Balance
-2.0B
-1.7B
8:30amEUR
ECB Press Conference
8:30amUSD
PPI m/m
0.8%
0.8%
8:30amUSD
Trade Balance
-40.8B
-38.7B
8:30amUSD
Unemployment Claims
405K
409K
8:30amUSD
Core PPI m/m
0.2%
0.3%
TentativeGBP
NIESR GDP Estimate
0.6%
10:30amUSD
Natural Gas Storage
-146B
-135B
1:00pmUSD
Fed Chairman Bernanke Speaks
TentativeUSD
Treasury Currency Report