Kijuto - Hà Nội 18/02/2011 17:36
Việc tăng giá xăng, Giá điện, giá than.... sẽ làm hàng hóa tăng giá. Xăng, điện, than.. tăng giá sẽ đẩy tất cả hàng hóa phải đồng loạt tăng theo. Vấn đề là cái nào tăng trước, cái nào tăng sau thôi. Một trong những đặc tính cơ bản của hàng hóa là "tính luân chuyển", có nghĩa là hàng hóa phải luôn được vận động không ngừng thông qua luân chuyển.
- Xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng có phải vận chuyển không? Có!
- Lương thực, lúa gạo, đồ ăn thức uống có phải vận chuyển không? Có.
- các loại hàng hóa tiêu dùng, nội thất văn phòng, gia đình... có phải vận chuyển không? Có!
- Giao thông, du lịch, vận tải hành khách... có cần xăng dầu không? Có!
..................................................
Tất tần tật các loại hàng hóa đều phải vận chuyển. Giá xăng dầu tăng kéo theo tất cả các loại hàng hóa tăng là điều đương nhiên.
Giá hàng hóa tăng, kéo theo giá dịch vụ (phi hàng hóa) cũng phải tăng theo. Cái này người ta gọi là chi phí đẩy.
Khi giá cả hàng hóa tăng đồng loạt, kéo theo chi phí đẩy tăng thì đương nhiên CPI tăng và lạm phát sẽ phải tăng, không thể khác được.
Mà mục tiêu hàng đầu của chính phủ trong năm 2011 nay là kiềm chế lạm phát.
Giá cả có thể chưa tăng chóng mặt ngay vì còn phải thăm dò động thái người tiêu dùng. Hay nói cách khác giá cả đang ngó túi tiền người tiêu dùng xem sức cầu đến đâu, bất quá mới phải tăng giá, kể cả có lợi nhuận rất ít. Vì tăng giá mà không bán, không tiêu thụ được thì tăng làm gì.
Khi đó:Người dân thì chắt bóp, hạn chế tiêu pha, đi lại, mua sắm, đầu tư, ăn chơi nhảy múa...
Có tiền thì cứ mua đô vau vàng ma dữ dại gì giữ VND cho mất giá.
DN thì tăng giá cũng khó, mà không tăng thì cũng không xong.
Điều này đặt ra 2 bài toán nan giải mới:
- Sức cầu: 1 nền kinh tế không thể phát triển mạnh, không thể tăng trưởng nếu sức cầu yếu. Sức cầu trong nước là đòn bẩy quan trọng cho phát triển kinh tế, là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và mục tiêu tăng trưởng GDP. Nếu cầu bị hạn chế, hoặc cầu hàng hóa giảm mạnh khi đó nền kinh tế chắc chắn sẽ gặp vô cùng khó khăn và suy thoái mạnh, Thậm trí khủng hoảng kinh tế chậm >>> Hậu quả là khủng hoảng chính trị có thể xẩy ra..Giống cái Thằng Ai cập và Tuniri
- Sự tồn tại và phát triển của các DN (sức cung): đây chính là các tế bào của nền kinh tế. Nhưng khi sức cầu giảm, lạm phát tăng, chi phí giá vốn hàng hóa tăng. DN đối mặt với vô vàn khó khăn chồng chất khó khăn. Khi cầu ít hoặc giảm mạnh, DN chỉ có 2 cách để tồn tại, giảm giá bán hàng hóa, hoặc thu hẹp SX KD để giảm thiểu chi phí. Giảm giá bán hàng hóa trong điều kiện lạm phát phi mã có thể khiến DN tự giết chết mình khi phải đối mặt với các khoản thua lỗ thậm chí là phá sản. Còn nếu các DN thu hẹp SX KD thì kéo theo sự trì trệ của cả nền KT.
Thực tế từ đầu năm đến nay, lạm phát vẫn tăng, NH vẫn thiếu tiền (tính thanh khoản vẫn còn nguy hiểm), DN vay với lãi xuất cao, Thu nhập người dân không tăng mà giá cả cứ tăng vùn vụt.
Lạm phát - Tăng lãi suất - DN đói vốn (phải thu hẹp SX KD, hoặc phải nâng giá bán hàng hóa để tồn tại)- Sức mua yếu (cầu hàng hóa giảm)- Cung hàng hóa giảm- tăng trưởng KT giảm.
Lạm phát, chí phí DN tăng, sức cầu giảm sút, tăng trưởng chậm lại... bao nhiêu vấn đề. Lạm phát-cung tiền-lạm phát, cứ như cái vòng luẩn quẩn...
Bức tranh kinh tế năm 2011 có nhiều gam màu, nhưng không hiểu sao lúc này nhìn nó nhiều màu xám thế (không phải iem bi quan đâu nha các pác, em chỉ nhìn thẳng vào thực tế thôi)
Giải bài toán thế nào đây? Giải pháp thế nào đây chính phủ ơi?
>>> KL : Khi nào còn sự bất công giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.... Thì còn lâu Kt Vn còn lâu mới tiến tới bằng Hàn Quốc, Nhật bản ... Hay ngay cả Thái Lan thì chắc 50 năm nữa cũng chảng đuổi kịp.
No comments:
Post a Comment