Có người hỏi là thế nào là vùng vào lệnh? thế nào là điểm vào lệnh? Khi nào thi cần xác định vùng vào lệnh? và khi nào xác định điểm vào lệnh?
Hình minh hoạ: Biểu đồ vàng trên khung thời gian D1
Ví dụ cụ thể theo hình minh hoạ trên giá hiện tại là 1337.30, và chúng ta thấy xu hướng thị trường đang đi xuống, về phân tích kỹ thuật thì chúng ta có thể xác định được cản kỹ thuật của Gold là 1322, nếu ai đó đặt sẵn một lên chờ mua ở giá 1322 thì một sai lầm lớn, vì có thể thị trường xuông đến đó không bật ngược lại mà sẽ down xuống tiếp, lệnh chờ buy sẽ là ngược sóng.
Vậy chúng ta sẽ làm gi, theo cách GK thì GK sẽ xác định một vùng mà GK sẽ dự định vào lệnh Buy, đó là từ 1318 đến 1324 như vậy khi đã xác định vùng buy ở đó thì GK sẽ không đi buy lưng chừng, nhưng ý định mới chỉ là ý định, còn khi đến lúc thị trường xuống đến giá đó thì bắt đầu công việc tiếp theo là tìm điểm vào buy. Và để quyết định vào lệnh buy thì GK đưa ra một số điều kiện thoã, chẳng hạn như giá đã ở vùng quá bán chưa, lực mua bán tại thời điểm đó như thế nào, có những yếu tố nào để có thể làm vàng lên lại rồi khi đó mới phát lệnh vào buy hay không.
Như vậy theo cách của GK thì trước khi tìm điểm vào lệnh thì GK thương tìm vùng để vào lệnh. Không bao giờ đặt một lệnh chờ sell khi mà thị trường đang cách lệnh chờ hàng chục $. Đó là cách GK thường làm.
Mình xin đưa hệ thống giao dịch vàng của riêng mình. Có hơi chuối một chút xin các cao thủ bỏ qua. Em cũng mong mọi người cùng bình luận để hoàn thiện hệ thống giao dịch này và phát triển thêm.
Trong Hệ thống giao dịch này, các bạn cần sử dụng 3 công cụ cơ bản là Stoch (10,3,3), Zigzag và Fibo Pivot. Có thể tải Fibo Pivot ở link đính kèm. Ngoài ra, cần sử dụng thêm trendline trong một số trường hợp.
Áp dụng trên biểu đồ 15 phút và 1 giờ. Ưu tiên sử dụng trên biểu đồ 1 giờ.
Nguyên tắc giao dịch:
BÁN: khi xảy ra đồng thời các điều kiện sau
- Khi Stoch vượt qua mức 80%, vượt 90% càng tốt.
- Zigzag tạo đỉnh
- Giá test các mức của Fibo Pivot (S1,S2,S3,P,R1,R2,R3), hoặc chạm đường trendline.
• Dừng lỗ nếu giá vượt qua trendline hoặc vượt qua mức của Fibo Pivot vừa test. Lựa chọn 2 là dừng lỗ khoảng 3-5 usd (70-100 pip AL500 đối với platform VCOM).
• Chốt lời khi giá chạm xuống mức tiếp theo của Fibo Pivot hoặc chạm đường trendline hỗ trợ hoặc Zigzag tạo đáy và (hoặc) Stoch xuống dưới mức 20%.
MUA: khi xảy ra đồng thời các điều kiện sau
- Khi Stoch vượt xuống dưới 20% hoặc 10% càng tốt.
- Zigzag tạo đáy.
- Giá test các mức của Fibo Pivot, hoặc xuống chạm đường trendline
• Dừng lỗ nếu giá vượt xuống dưới trendline hoặc vượt xuống dưới mức của Fivo Pivot. Hoặc dừng lỗ khoảng 3-5 usd (70-100 pip AL500).
• Chốt lời khi giá tiến lên mức tiếp theo của Fibo pivot, hoặc chạm trendline kháng cự, hoặc Zigzag tạo đỉnh hoặc Stoch lên trên mức 80%.
Ưu điểm: + Tỷ lệ risk nhỏ hơn nhiều so với reward.
+ Mô hình xuất hiện thường xuyên.
Khuyết điểm: + Không thích hợp sử dụng khi thị trường theo xu hướng mạnh.
+ Đôi khi giá test qua mức cản rất sâu rồi mới đảo chiều, dẫn đến lệnh dễ bị dính dừng lỗ.
Lưu ý: Khi giá đã phù hợp các điều kiện mua bán nhưng vẫn giằng co quanh mức đó trong khoảng 3-4 cột nến thì nên thoát lệnh vì khi đó nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục xu hướng cũ.
Mình chỉ dùng biểu đồ H4 để xác nhận lại xu hướng thôi chứ hiếm khi sử dụng biểu đồ 5 phút, mình ko quen lắm. Tín hiệu khá chắc chắn khi H4 cũng thể hiện tín hiệu tương tự.
Chiến lược ngày 18/3:
Sell 1411-1413, chốt lời 1400-1395, dừng lỗ 1418
Cảm ơn bài viết của bạn.
Với tôi 1 system tối thiểu phải đủ các điều kiện:
Tín hiệu buy-sell
Bộ lọc.
Stoploss
Takeprofit
Hệ thống của bạn rất khó giao dịch nếu chỉ dựa vào ZZ, sto, pivot...dù có giao dịch ở khung thời gian 15,1H, 4H